Chiều cao chuẩn của bé trai từ 8 đến 18 tuổi

16/12/2019 21:50 PM

Sức khỏe, sự phát triển thể chất, trí tuệ của con luôn là vấn đề được mọi ông bố bà mẹ quan tâm hàng đầu. Khi cậu “quý tử” của bạn bước vào độ tuổi từ 8 đến 18 tuổi, là giai đoạn bé dậy thì, việc theo dõi chiều cao là việc rất cần thiết để cha mẹ nắm bắt được sự phát triển thể chất của con, và có “can thiệp” sớm giúp bé có chiều cao lý tưởng khi trưởng thành. Bài viết xin chia sẻ chiều cao chuẩn của bé trai giai đoạn tuổi dậy thì và cách giúp bé tăng chiều cao, các mẹ cùng theo dõi nhé!

Cách đo chiều cao chuẩn cho bé trai 8 – 18 tuổi


Chuẩn bị thước đo:

– Có thể dùng thước đo chiều cao được đóng cố định vào tường hoặc thước dây, thước gỗ dài.

– Nếu sử dụng thước rời, thước đo cần phải cố định trên mặt phẳng đứng nào đó, chẳng hạn như tường nhà, cột nhà, thước cần đặt vuông góc với sàn nhà. Điều chỉnh vạch số 0 phải sát sàn nhà.

Tiến hành đo chiều cao cho bé:

– Trước khi đo, bé cần tháo bỏ giày dép, chỉ đi chân không hoặc đi mỗi tất chân.

– Bé đứng sát vào tường/cột nhà vị trí đặt thước, bố mẹ điều chỉnh dáng đứng cho bé sao cho thân hình bé thẳng, đầu, hai vai, mông, bắp chân, gót chân áp sát tường, mắt nhìn thẳng theo phía trước, hai tay xuôi theo thân mình.

– Dùng bảng gỗ áp sát đỉnh đầu, vuông góc với thước đo, rồi dùng bút đánh dấu lên con số đo trên thước và đọc số đo chiều cao của bé.


Cách đo chiều cao chuẩn cho bé trai 8 – 18 tuổi

Chiều cao chuẩn của bé trai 8 – 18 tuổi
Dưới đây là bảng chiều cao chuẩn của bé trai (cm) của trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 8- 18 tuổi của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia dựa vào chuẩn tăng trưởng của WHO 2007.

Bảng chiều cao chuẩn của bé trai 8 – 18 tuổi

Hướng dẫn sử dụng bảng chiều cao chuẩn của bé trai ở trên:

Bảng có 4 cột nội dung chính: Tuổi: Tháng – Chiều cao trung bình – +1 SD – + 2 SD. Trong đó:

– Cột Tuổi: Tháng: Bạn tham chiếu đúng theo độ tuổi và tháng của con bạn để có được kết quả chính xác nhất.

– Cột Chiều cao trung bình (cm): là chiều cao chuẩn mà con bạn cần đạt được

– Cột +1 SD: Chiều cao đạt được là lý tưởng

– Cột +2 SD: Chiều cao đạt được là vượt trội.

Cách giúp tăng chiều cao chuẩn cho bé trai 8 – 18 tuổi
Chiều cao của mọi đứa bé đều có sự tăng trưởng nhiều nhất vào những năm đầu đời và trong giai đoạn dậy thì. Đặc biệt, giai đoạn dậy thì nếu bé dược chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, bé có thể tăng vọt thêm từ 10-12cm, có thể hơn. Sau giai đoạn dậy thì, chiều cao của bé sẽ tăng rất chậm và với bé trai, chiều cao sẽ dừng tăng trưởng ở độ tuổi 22-25 tuổi.

Do đó, giai đoạn dậy thì có thể coi là “giai đoạn vàng” để các mẹ giúp bé tăng trưởng về chiều cao. Mẹ hãy áp dụng các cách dưới đây để giúp bé trai đạt chiều cao chuẩn trong “giai đoạn vàng” này nhé!

Bé cần được tăng cường rèn luyện thể lực
Sụn xương là yếu tố quan trọng quyết định chiều cao của bé. Để xương phát triển khỏe mạnh, có chiều dài “lý tưởng”, việc tập thể dục, thể thao thường xuyên là điều rất cần thiết.

Các bé trai đa số đều rất hiếu động, ưa thích được vui chơi, đùa nghịch, chơi thể thao ngoài trời, do đó, việc hình thành thói quen rèn luyện thể lực, vận động nhiều với bé trai là khá dễ dàng với các mẹ.

Vận động, tập thể dục, thể thao ngoài trời, đồng thời tắm nắng mỗi ngày 20-40 phút sẽ giúp cơ thể bé tổng hợp vitamin D cho cơ thể, hỗ trợ hấp thu canxi.

Bé có thể tập các bài tập phát triển chiều cao dành cho tuổi thiếu niên giúp kéo dãn các chi và mô tế bào trong cơ thể, tập yoga theo bài, chỉ dẫn của người lớn, hay đơn giản là tham gia chơi các bộ môn thể thao ưa thích để rèn luyện thể lực, tăng cường sức đề kháng như: chạy bộ, đạp xe, bóng rổ, bóng chuyền, đá bóng, cầu lông, bơi lội,…

Tạo cho bé thói quen ngủ đủ giấc, đúng giờ
Giấc ngủ là thời điểm mà nhiều cơ quan trong cơ thể bé nghỉ ngơi, để hoạt động tốt hơn, đồng thời đây là thời điểm hormone tăng trưởng của cơ thể tiết ra nhiều nhất, có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của bé.

Mẹ cần tạo cho trẻ thói quen ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, lên giường đi ngủ trước 22 giờ đêm, và nên dành ít phút nghỉ trưa.

 


Giấc ngủ cũng là cách giúp tăng chiều cao chuẩn cho bé trai

Cải thiện môi trường sống:
Yếu tố môi trường sống và xã hội cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ của các bé,  bao gồm cả sự phát triển chiều cao.

Bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, thấp còi cao hơn nếu sống trong môi trường sống có điều kiện kinh tế – xã hội kém phát triển, môi trường ô nhiễm, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng chăm sóc kém.

Nên để giúp bé phát triển tối đa chiều cao, mẹ hãy tìm một môi trường sống tốt nhất để bé được phát triển toàn diện.

Xây dựng cho bé chế độ dinh dưỡng phù hợp:
Ngoài yếu tố di truyền, thì dinh dưỡng là yếu tố tác động nhiều nhất đến chiều cao của bé (chiếm 32% vào sự phát triển chiều cao ).

Khẩu phần ăn mỗi ngày của bé cần đủ 4 nhóm thực phẩm: đạm (chiếm 10-15% tổng năng lượng), tinh bột (chiếm 60-65% tổng năng lượng), chất béo (chiếm 10% tổng năng lượng) và vitamin, khoáng chất khác. Các nhóm thực phẩm cần giữ cân bằng, tránh ăn quá nhiều hay quá ít một nhóm thực phẩm nào đấy.

Mẹ nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày cho bé trai nhà mình, có thêm các bữa ăn phụ, và tuyệt đối không được bỏ bữa sáng, để giúp cơ thể hấp thu tốt các nhóm chất dinh dưỡng, tác động lớn đến khả năng tăng trưởng về chiều cao cho bé.

Và để nâng cao hiệu quả tăng chiều cao cho bé trai, các mẹ cần bổ sung nhiều canxi hơn cho bé qua các thực phẩm giàu Canxi như: sữa, các sản phẩm từ sữa, hải sản, rau xanh, tảo biển, đậu nành, ngũ cốc dinh dưỡng, bánh mì,…

Ngoài ra, kết hợp với chế độ dinh dưỡng giàu canxi, các mẹ vẫn nên cho con sử dụng các sản phẩm bổ sung canxi tự nhiên như canxi từ tảo biển đỏ.